Bà bầu bị đau rát hậu môn là tình trạng thường gặp ở sản phụ. Triệu chứng này có thể khởi phát do nhiều nguyên nhân khác nhau như do táo bón kéo dài, vệ sinh không đúng cách, viêm da kích ứng,… Đau rát, ngứa hậu môn không phải là triệu chứng nặng nề nhưng có thể gây biến chứng nếu sản phụ chủ quan và không tiến hành khắc phục.
Nguyên nhân gây đau rát hậu môn khi mang thai
Hậu môn là bộ phận cuối cùng của ruột kết, nằm ở giữa hai mông. Bộ phận này có vai trò đẩy chất thải từ các cơ quan tiêu hóa trên ra bên ngoài. Tuy nhiên, đau rát hậu môn có thể xảy ra bạn có thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh hoặc mắc các bệnh lý tiềm ẩn.
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
Trong trường hợp mẹ bầu bị ngứa, đau rát hậu môn, tình trạng có thể khởi phát do những nguyên nhân sau:
-
Bệnh trĩ
Thai phụ có nguy cơ bị trĩ rất cao do tăng cân trong thai kỳ làm gia tăng áp lực lên thành mạch hậu môn. Bên cạnh đó, chứng táo bón thường gặp trong thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ. Khi bị trĩ, thai phụ sẽ có biểu hiện ngứa hậu môn, chảy máu hậu môn, đau rát hậu môn…
-
Rò hậu môn
Rò hậu môn là một trong những nguyên nhân gây ngứa hậu môn. Bệnh nhân bị rò hậu môn luôn cảm thấy ngứa hậu môn do hậu môn luôn ở trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập làm gia tăng tình trạng ngứa.
-
Viêm nang lông
bà bầu bị đau rát hậu môn có thể do bệnh viêm nang lông. Căn bệnh này thường khởi phát vào khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ gây ngứa khó chịu tại hậu môn và toàn thân cho thai phụ.
-
Viêm nhiễm, ký sinh trùng
Thai phụ bị nhiễm vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng (giun kim) sẽ làm cho vùng hậu môn có cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
-
Vệ sinh vùng kín kém
Vệ sinh vùng hậu môn không sạch sẽ trong quá trình mang thai là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị đau rát hậu môn.
-
Da bị rối loạn
Thai phụ mắc các bệnh ngoài da như vẩy nến, tăng tiết bã nhờn, Eczema … có thể gây ngứa vùng da ở hậu môn và toàn thân.
-
Nguyên nhân khác
Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác gây nên tình trạng đau rát, ngứa hậu môn như nứt kẽ hậu môn, nhiễm trùng hậu môn, nhiễm nấm, khối u hoặc ung thư hậu môn, viêm gan, tiểu đường, béo phì,…
⚠️⚠️⚠️ XEM NGAY>>>> Biến chứng của bệnh lậu
Bà bầu bị đau rát hậu môn phải làm sao?
Các chuyên gia khuyên rằng, khi nhận thấy triệu chứng ngứa, đau rát hậu môn khi mang thai, bà bầu nên xác định nguyên nhân để tiến hành các biện pháp khắc phục phù hợp. Nếu khởi phát do vệ sinh kém, áp lực do tử cung giãn nở hoặc táo bón kéo dài, bạn có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để khắc phục.
Tuy nhiên trong trường hợp triệu chứng nặng nề hoặc đi kèm với các biểu hiện bất thường, nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể.
-
Xây dựng chế độ ăn hợp lý
Xây dựng chế độ ăn thích hợp có thể làm giảm tình trạng táo bón và hạn chế mức độ kích thích lên niêm mạc hậu môn. Ngoài ra việc thiết lập chế độ dinh dưỡng cho sản phụ còn đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Chế độ ăn thích hợp cho bà bầu bị ngứa hậu môn:
- Cân bằng thành phần dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn (tinh bột, đạm, canxi, khoáng chất, vitamin, Omega 3,….). Bên cạnh đó, nên bổ sung nhiều trái cây và rau xanh để tăng nhu động ruột và hạn chế táo bón.
- Uống từ 2.5 – 3 lít nước/ ngày nhằm tạo ra lượng nước ối đủ cho thai nhi phát triển và làm mềm phân, hạn chế tình trạng đau rát khi đại tiện.
- Tránh các thực phẩm và đồ uống dễ gây táo bón như thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn và nhiều gia vị (muối, ớt, tiêu,…), cà phê, bia rượu,…
- Nên chia nhỏ bữa ăn để tránh gây áp lực lên dạ dày. Bà bầu nên ăn từ 4 – 5 bữa/ ngày, mỗi bữa nên cách nhau khoảng 2 – 3 giờ đồng hồ.
- Cần ăn chậm nhai kỹ để hạn chế tình trạng đầy bụng, khó tiêu và táo bón.
- Có thể tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn theo từng giai đoạn phát triển của thai nhi.
-
Vệ sinh cơ thể đúng cách
Bà bầu bị đau rát hậu môn phải làm gì? Ngoài chế độ ăn uống, sản phụ cũng cần chú trọng đến việc vệ sinh cơ thể. Trong thời gian mang thai, làn da thường có xu hướng nhạy cảm và dễ kích ứng hơn bình thường.
Vì vậy lúc này bạn nên vệ sinh cơ thể với nước sạch hoặc xà bông dịu nhẹ từ 2 – 3 lần/ ngày. Bên cạnh đó, nên vệ sinh vùng hậu môn và vùng kín với nước ấm để tránh tình trạng viêm nhiễm và ngứa ngáy. Ngoài ra, khi mang thai bạn nên hạn chế tắm bồn vì thói quen này có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng âm đạo và hậu môn.
-
Tập luyện nhẹ nhàng
Thói quen ít vận động ở sản phụ có thể là nguyên nhân khiến hoạt động tiêu hóa bị ngưng trệ và làm tăng nguy cơ táo bón. Hơn nữa, thói quen này còn khiến cân nặng của bà bầu tăng mất kiểm soát và gây ra một số tình trạng sức khỏe như đau nhức xương khớp, loãng xương,…
Vì vậy trong thời gian mang thai, bạn nên dành 10 – 20 phút để luyện tập. Lúc này bạn không nhất thiết phải tập luyện các động tác chuyên sâu và bài bản.
Trong trường hợp triệu chứng không có cải thiện khi áp dụng những biện pháp trên, sản phụ nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định loại thuốc phù hợp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc chống ngứa hậu môn – kể cả thuốc dạng bôi ngoài.
Hy vọng qua các thông tin trên, chị em đã biết rõ về nguyên nhân và giải đáp thắc mắc: “Bà bầu bị đau rát hậu môn phải làm sao?” Mọi thắc mắc xin hãy liên hệ số Hotline: 03.56.56.52.52 – 024.33.99.52.52 để được các bác sĩ chuyên khoa Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi tư vấn cụ thể.