Địa chỉ : Tầng 7, 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

thời gian

8:00 - 20:00

hotline

033.555.1280

Bà bầu bị ho ảnh hưởng như thế nào đến em bé?

  • Đánh giá:
  • Chia sẻ:

Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu – Sinh dục – Bệnh viện Việt Đức

BS Nguyễn Quang Cừ

(Cuộc gọi miễn phí 100%)

Bà bầu bị ho chứng tỏ hệ miễn dịch suy giảm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và em bé. Không chỉ tác động đến giấc ngủ, thói quen sinh hoạt hàng ngày bị gián đoạn, mà cơn ho dai dẳng, kéo dài còn làm tăng áp lực lên ổ bụng, dẫn đến nguy cơ sảy thai, sinh non… Do đó, để hiểu rõ hơn về nguyên nhân bà bầu bị ho cũng như giải pháp khắc phục kịp thời, mời bạn tìm hiểu thông tin được chia sẻ ở bài viết dưới đây.

Bà bầu bị ho?

Bà bầu bị ho là một trong những triệu chứng cho thấy sức đề kháng của người mẹ đang yếu và dễ bị tác động bởi nhiều yếu tố từ thời tiết, khí hậu, môi trường… Hiện tượng này, có thể là dấu hiệu liên quan tới bệnh lý đường hô hấp hoặc chỉ đơn thuần ho do kích thích tại vùng hầu họng.

Tìm kiếm trên Google

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia

Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ

Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục

Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức

Bà bầu bị ho

Thường mẹ bầu sẽ có hiện tượng ho khan, ho có đờm, ho khò khè, khó thở, đau tức ngực… thậm chí là ho ra máu.

Nguyên nhân nào khiến bà bầu bị ho?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khiến chị em khi mang bầu bị ho, điển hình như:

* Do một số bệnh về đường hô hấp:

  • Bệnh hen suyễn: Chị em có tiền sử mắc bệnh hen suyễn trước khi mang thai, thì trong giai đoạn thai kỳ rất dễ gặp phải triệu chứng ho khan hoặc ho khó thở.
  • Co thắt phế quản: Co thắt phế quản có thể xuất hiện từ rất nhiều nguyên nhân, trong đó phản ứng với vết cắn của côn trùng hoặc do cơ thể phản ứng với một số loại thực phẩm không phù hợp… sẽ gây ra hiện tượng ho ở bà bầu.
  • Ho gà: thường xuất hiện với biểu hiện cuối cơn ho kèm tiếng rít.
  • Do viêm mũi khi mang bầu: Hàm lượng estrogen trong cơ thể mẹ bầu có thể tăng lên, làm cho màng nhầy trong mũi bị sưng tấy, gây tắc nghẽn và hình thành cơn ho.

Nguyên nhân nào khiến bà bầu bị ho

* Do thời tiết thay đổi đột ngột

  • Vào khoảng thời gian giao mùa, hoặc thời tiết nóng lạnh thay đổi thất thường… Chính là nguyên nhân khiến cơ thể mẹ bầu chưa kịp thích nghi và hình thành các triệu chứng cảm cúm, cảm lạnh và ho.

* Do sự phát triển của thai nhi

  • Thai nhi đến một giai đoạn nào đó, phát triển rất nhanh, khi đó tử cung phình to gây áp lực lên khoang bụng, tác động đến dạ dày. Gây ra hiện tượng trào ngược dịch vị dạ dày lên đường hô hấp… Từ đó trở thành nguyên nhân khiến bà bầu bị ho, viêm họng, ngứa rát cổ…

* Do lây nhiễm virus, vi khuẩn từ bên ngoài

  • Nếu không cẩn thận, mẹ bầu hoàn toàn có thể bị ho do tiếp xúc với nhiều người tại nơi công cộng, hít phải khói thuốc, chạm vào lông chó mèo… Khiến vi khuẩn, virus xâm nhập và gây ho, ngứa cổ…

Các triệu chứng bà bầu bị ho thường gặp?

  • Bà bầu bị ho mọc tóc: Ho mọc tóc là quan niệm được nhiều người nhắc đến. Sở dĩ mẹ bầu bị ho do tóc của em bé làm cho mẹ bầu ngứa cổ và ho.

Tuy nhiên, theo các bác sĩ thì không có mối liên hệ nào giữa việc mọc tóc của bé và mẹ bị ho có liên quan đến nhau. Mà nguyên nhân chủ yếu là do nội tiết thay đổi, sức đề kháng suy giảm làm tăng cường tiết màng nhầy…

Các triệu chứng bà bầu bị ho thường gặp

  • Bà bầu bị ho nghẹt mũi: Do hàm lượng estrogen khi mang thai cao nên khiến cho các màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy dẫn đến nghẹt mũi, khó thở và hình thành cơn ho.
  • Bà bầu bị ho có đờm: Ho có đờm thường gặp khi cơ thể gặp phải tình trạng cảm lạnh, cảm cúm, viêm mũi, viêm xoang…
  • Bà bầu bị ho són tiểu: Thường gặp ở những mẹ bầu ở tháng cuối của thai kỳ, do vùng cơ đáy của xương chậu bị căng ra, kích thước vòng bụng tăng nên khi bà bầu ho hoặc cúi xuống, sẽ dẫn đến việc nước tiểu bị thoát ra ngoài mà không thể kiểm soát được.

Bà bầu bị ho ảnh hưởng như thế nào đến em bé?

Như đã chia sẻ ở trên, khi bà bầu bị ho có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Hiện tượng ho kéo dài sẽ không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ, mà còn gây ra rất nhiều hệ lụy cho sự phát triển của em bé:

Bà bầu bị ho ảnh hưởng như thế nào đến em bé

  • Gây sảy thai, sinh non: Cơn ho kéo dài, ho mạnh, ho liên tục… sẽ gây kích thích dẫn tới cơn gò tử cung, dẫn đến hiện tượng sảy thai, sinh non.
  • Cảnh báo tình trạng nhiễm trùng: Nếu mẹ bầu bị ho do nhiễm trùng, không chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi.
  • Ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: Ho dai dẳng khiến mẹ bầu ngủ không ngon, đứng hay nằm cũng mệt mỏi, sức khỏe suy nhược… Nên sẽ tác động đến em bé do mẹ khó ăn hoặc ăn không ngon miệng.

Mẹ bầu bị ho phải làm sao để khắc phục?

Khi có triệu chứng ho dai dẳng, kèm theo sốt, mệt mỏi… mẹ bầu cần chủ động đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, kê đơn điều trị hợp lý.

Tìm kiếm trên Google

Mẹ bầu tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị ho tại nhà. Bởi bà bầu bị ho có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Việc dùng thuốc một cách tùy ý sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé.

Mẹ bầu bị ho phải làm sao để khắc phục

Ngoài ra, để giảm ho cũng như hỗ trợ cho quá trình điều trị họ cải thiện nhanh chóng, bà bầu bị ho cần lưu ý:

  • Chú ý vệ sinh tai – mũi – họng bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Nên duy trì thói quen này thường xuyên, ngay cả khi mẹ bầu không bị ho.
  • Giữ ấm cổ họng, nhất là mùa đông không nên để hở cổ.
  • Phòng ngủ cần có không gian thoáng mát, sạch sẽ, thay chăn, ga, gối thường xuyên.
  • Cần bổ sung thêm vitamin C để nâng cao sức đề kháng.
  • Hạn chế đến những nơi đông người, hoặc sử dụng khẩu trang, dung dịch sát khuẩn khi đến nơi những đông người.
  • Nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái và tránh căng thẳng, stress kéo dài.

Một số mẹo dân gian dành cho bà bầu bị ho?

Bên cạnh việc chủ động thăm khám, cũng như duy trì thói quen tốt cho sức khỏe. Để giảm ho hiệu quả, mẹ bầu cũng có thể áp dụng một số biện pháp dân gian ở dưới đây:

  • Sử dụng dầu khuynh diệp:

Dầu khuynh diệp được đánh giá cao về độ an toàn, nên có thể sử dụng cho bà bầu bị ho và cả trẻ nhỏ. Bạn có thể dùng dầu thoa nhẹ một ít dầu lên ngực, hoặc xông hơi giúp làm sạch đường thở và giảm ho hiệu quả.

  • Sử dụng quất hấp mật ong:

Quất có vị chua, hơi ngọt, mùi thơm, tính ôn kết hợp cùng mật ong có vị ngọt, tính bình quy vào 5 kinh tâm, phế, tỳ, vị, đại tràng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm ho.

Do đó, bạn có thể sử dụng quất còn xanh vỏ, cho vào bát nhỏ trộn thêm 2 thìa mật ong, hấp vào nồi cơm khi đang sôi. Khi quất còn ấm thì ngậm vài thìa nhỏ, sẽ rất tốt cho đường hô hấp.

  • Cách trị ho bằng tỏi và mật ong:

Đập dập 5 – 7 nhánh tỏi, trộn đều vào mật ong rồi đem hấp cách thủy. Sử dụng để ngậm hàng ngày cũng rất tốt cho phụ nữ mang thai.

  • Trà gừng mật ong:

Gừng có tác dụng rất tốt trong việc làm ấm cơ thể vừa có thể giúp mẹ bầu giảm ốm nghén. Vì vậy, nếu đang bị ho mẹ có thể sử dụng trà gừng pha mật ong sẽ có tác dụng giảm viêm, thông cổ họng, rất tốt cho hệ hô hấp.

  • Cách trị ho bằng chanh:

Bà bầu bị ho hãy pha một ly trà ấm hòa chút mật ong và thêm vài lát canh để uống lúc, bạn sẽ cảm thấy cổ họng dịu lại ngay và cơn ho sẽ giảm hiệu quả.

Hoặc bạn cũng có thể trộn mật ong với ít nước chanh, thêm chút gừng băm nhỏ, một chút quế để ngậm, sẽ có tác dụng làm ấm cổ họng, giảm ho.

Như vậy, bà bầu bị ho có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, nếu nhận thấy cơn ho gia tăng, kéo dài quá 3-5 ngày. Kèm theo các biểu hiện mệt mỏi, khó chịu, mất ngủ thường xuyên… Mẹ bầu cần tìm gặp bác sĩ ngay để được tư vấn hướng điều trị kịp thời. Chúc bạn một sức khỏe ổn định và chào đón ngày em bé chào đời khỏe mạnh!

Các tìm kiếm liên quan đến bầu bị ho

Lưu ý: "Phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại kết quả cao trong quy trình hỗ trợ chữa trị""

ho-tro

Nhận ngay hỗ trợ MIỄN PHÍ từ phòng khám

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

Beta Hcg là gì? Liên quan gì đến tuổi thai?

Beta Hcg là gì? Liên quan gì đến tuổi thai?

Bet7a hcg là gì? nó có liên quan gì đến tuổi thai mà mẹ bầu cần lưu ý? Hãy cùng Bác Sĩ Phòng Khám...

Ăn gì để tăng cường sinh lý nam

Tự ti, mặc cảm, chán nản… là tâm lý chung của hầu hết các quý ông khi không may gặp phải trục trặc trong...

Cách kéo dài thời gian yêu ở nam giới

Cách kéo dài thời gian yêu ở nam giới

Bên cạnh việc tuân thủ các phương pháp điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa thì tìm hiểu cách kéo dài thời gian...

Dùng cốc nguyệt san có mất trinh không?

Thay vì sử dụng băng vệ sinh hoặc tampon gây bí bách, luôn trong tình trạng lo sợ bị trào ra,…. Thì cốc nguyệt...

Đàn ông có chấp nhận vợ mất trinh không?

Đàn ông có chấp nhận vợ mất trinh không?

Đàn ông thường nghĩ gì về chuyện “trinh tiết”, đàn ông có chấp nhận vợ mất trinh không? đây là một chủ đề không...

Quan hệ bằng ngón tay có mất trinh không?

Không chỉ là chủ đề được cánh mày râu quan tâm, thực tế có rất nhiều bạn gái băn khoăn, liệu quan hệ bằng...

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi

Gia Hân đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước