Địa chỉ : Tầng 7, 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

thời gian

8:00 - 20:00

hotline

033.555.1280

Bạch cầu tăng cao là mắc bệnh gì?

  • Đánh giá:
  • Chia sẻ:

Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu – Sinh dục – Bệnh viện Việt Đức

BS Nguyễn Quang Cừ

(Cuộc gọi miễn phí 100%)

Bạch cầu tăng cao cảnh báo bệnh gì? có nguy hiểm không? Hãy cùng Phòng Khám Đa khoa Nguyễn Trãi Hà Nội đi tìm lời giải cho câu hỏi trên.

Bạch cầu là gì?

Bạch cầu, hay bạch huyết cầu (nghĩa là “tế bào máu trắng”, còn được gọi là tế bào miễn dịch), là một thành phần của máu. Chúng giúp cho cơ thể chống lại các bệnh truyền nhiễm và các vật thể lạ trong máu. Chúng là một phần của hệ miễn dịch, số lượng bạch cầu các loại trong một lít máu người lớn khỏe mạnh dao động từ 4×109 tới 11×109.

cac-loai-bach-cau

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia

Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ

Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục

Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức

Bạch cầu trong suốt, kích thước khá lớn, có nhân. Ngoại trừ máu, chúng được tìm thấy với số lượng lớn trong các hạch, mạch bạch huyết, lách và các mô khác trong cơ thể.

Tìm kiếm trên Google

Trong tổng số bạch cầu cơ thể các loài động vật có vú thì Bạch cầu hạt trung tính là loại chiếm số lượng nhiều nhất (40% đến 70%).

Phân loại bạch cầu

Có năm loại tế bào bạch cầu: 

  • Bạch cầu ưa kiềm
  • Bạch cầu ưa axit:
  • Bạch cầu trung tính
  • Bạch cầu mônô
  • Bạch cầu limphô

Bạch cầu được phân thành ba loại chính.

Bạch cầu hạt

Bạch cầu hạt (granulocyte) được đặc trưng bởi các hạt nhuộm màu khác nhau trong tế bào chất dưới kính hiển vi quang học. Có ba loại bạch cầu hạt: bạch cầu trung tính (neutrophil), bạch cầu ái kiềm (basophil) và bạch cầu ái toan (eosinophil) (được đặt tên theo các thuộc tính nhuộm màu của chúng). Trước đây, bạch cầu hạt còn được gọi (không chính xác) là “bạch cầu đa nhân” do đặc điểm phân thùy (múi) của nhân tế bào, tác giả Trần Phương Hạnh từng đề nghị thuật ngữ “bạch cầu nhân múi” thay cho “bạch cầu đa nhân”. Ngoài ra chúng ta cũng có thể gọi những bạch cầu có hạt là bạch cầu có nhân đa hình (vì nhân của nó thường được phân thành nhiều múi khác nhau và thường có từ 1 – 5 múi). Người ta sử dụng yếu tố phân múi này để định công thức bạch cầu Arneth!

Tế bào lympho

Là các tế bào chuyên biệt của hệ miễn dịch, các tế bào lympho (lymphocyte) rất phổ biến trong hệ bạch huyết. Trong máu có ba loại lymphocyte: tế bào B, tế bào T và các tế bào giết tự nhiên (natural killer (NK) cell). Các tế bào B sản xuất ra kháng thể liên kết với tác nhân gây bệnh nhằm tạo điều kiện để có thể phá hủy chúng. Các tế bào T CD4+ (T bổ trợ) phối hợp các phản ứng của hệ miễn dịch (loại tế bào này bị suy giảm khi cơ thể bị nhiễm virus HIV hoặc mắc các hội chứng suy giảm miễn dịch bẩm sinh). Các tế bào T CD8+ (T gây độc) và tế bào giết tự nhiên có khả năng giết các tế bào của cơ thể bị nhiễm các tác nhân gây bệnh nội bào.

Tìm kiếm trên Google

Bạch cầu đơn nhân

Bạch cầu đơn nhân (monocyte) chia sẻ chức năng ‘dọn dẹp chân không’ của bạch cầu trung tính, nhưng chúng có đời sống dài hơn bởi chúng còn có vai trò bổ sung khác. Bạch cầu đơn nhân trong máu cũng như các bản sao của chúng ở các mô – thực bào rồi đưa các kháng nguyên của tác nhân gây bệnh tới trình diện cho tế bào T. Bạch cầu đơn nhân trưởng thành có thể biệt hóa thành đại thực bào tại các mô khác nhau của cơ thể.

Bạch cầu tăng cao là bệnh gì?

Bạch cầu tăng cao là một hiện tượng trong đó số lượng tế bào bạch cầu tăng cao so với mức bình thường. Hiện tượng này là phổ biến, hay xảy ra khi bị nhiễm trùng và số lượng bạch cầu sẽ trở về mức bình thường khi cơ thể hết bị viêm nhiễm.

bach-cau-tang-cao-la-benh-gi

Một số trường hợp nhiễm trùng các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, viêm ruột thừa, áp-xe gan v.v… số lượng bạch cầu tăng lên khá cao. Có trường hợp bạch cầu tăng trên 20.000/ml. Tuy nhiên, nếu bạch cầu tăng quá cao, trên 100.000/ml, chúng ta phải nghĩ đến một bệnh khác đặc biệt là bệnh ung thư của hệ tạo máu còn gọi là bạch cầu mạn hoặc bạch cầu cấp.

Thông thường số lượng bạch cầu dao động trong khoảng 4.000/ml – 8.000/ml. Nếu trên 8.000/ml là bạch cầu cao. Tuy nhiên, nếu bạch cầu tăng quá cao, trên 100.000/ml thì chúng ta cần phải nghĩ đến một bệnh lý khác, đặc biệt là bệnh ung thư của hệ tạo máu hay còn gọi là bạch cầu mạn hoặc bạch cầu cấp.

Trường hợp xấu hơn là sự gia tăng bạch cầu quá mức cần thiết và kéo dài. Mặc dù bạch cầu tăng lên nhiều, nhưng những tế bào bạch cầu này không giúp cơ thể chống lại kể cả những sự nhiễm trùng bình thường. Chúng tích tụ gây cản trở quá trình lưu thông máu và can thiệp vào một số chức năng quan trọng của cơ thể bao gồm việc sản xuất ra các tế bào máu khỏe mạnh.

Tìm kiếm trên Google

Theo các chuyên gia về máu, nguyên nhân gây bạch cầu tăng là do các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn các cơ quan trong cơ thể như viêm phổi, áp-xe gan… Hoặc trong các bệnh ung thư của hệ tạo máu như bệnh bạch cầu cấp tính, mạn tính…

Dấu hiệu cảnh báo bạch cầu cao

Tùy vào mức độ và nguyên nhân bạch cầu cao mà người bệnh sẽ có dấu hiệu từ nhẹ đến nghiêm trọng như:

dau-hieu-canh-bao-bach-cau-tang-cao

  • Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân và đi kèm với những cảm giác khó chịu, căng thẳng… hoặc cảm giác chung của việc không khỏe.
  • Người bệnh có bạch cầu cao bị sốt vặt không rõ nguyên nhân và đi kèm với sự nhiễm trùng có trên cơ thể.
  • Người bệnh có hiện tượng khó thở, yếu cơ, vết thương khó lành và hay có vết bầm tím xuất hiện trên cơ thể mặc dù không bị va đập.
  • Chảy máu cam không rõ nguyên nhân.

Cách xác định chính xác nhất xem bạn có bị bạch cầu cao hay không là đi xét nghiệm máu. Việc xét nghiệm sẽ giúp loại trừ những trường hợp nguy hiểm hơn như ung thư máu…

Các trường hợp tăng bạch cầu là một phản ứng của cơ thể với các tình trạng nhiễm trùng hoặc viêmĐể xét nghiệm chỉ số bạch cầu, bạn có thể đặt lịch khám TẠI ĐÂY

Bạch cầu giảm trong trường hợp nào?

Các nguyên nhân gây ra bệnh giảm bạch cầu trung tính bao gồm:

bach-cau-giam-trong-truong-hop-nao

  • Tủy xương sản xuất lượng bạch cầu thấp
  • Bạch cầu trung tính bên ngoài tủy xương bị tiêu hủy
  • Nhiễm trùng
  • Thiếu dinh dưỡng

Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu bạch cầu trung tính bao gồm:

  • Quá trình sản xuất bạch cầu ở tủy xương có vấn đề (bẩm sinh)
  • Bệnh lý ảnh hưởng đến tủy xương hoặc dẫn tới suy tủy xương, rối loạn sinh tủy
  • Bức xạ
  • Hóa trị ung thư

Những bệnh nhiễm trùng có thể làm bạch cầu giảm bao gồm:

  • Lao
  • Bệnh sốt xuất huyết
  • Nhiễm virus như virus Epstein-Barr, nhiễm virus cytomegalo, viêm gan, virus HIV

Bạch cầu trung tính bị phá hủy có thể là do hệ thống miễn dịch của cơ thể nhắm mục tiêu là bạch cầu trung tính để tiêu hủy. Điều này có thể liên quan đến một số tình trạng tự miễn dịch, chẳng hạn như:

  • Bệnh Crohn
  • Viêm khớp dạng thấp
  • Bệnh Lupus

Ở một số người, bệnh giảm bạch cầu còn do một số loại thuốc, chẳng hạn như:

  • Thuốc kháng sinh
  • Thuốc huyết áp
  • Thuốc tâm thần
  • Thuốc trị bệnh động kinh

Các tìm kiếm liên quan đến bạch cầu tăng

  • Sốt và bạch cầu tăng cao
  • Bạch cầu tăng cao nên ăn gì
  • Cách điều trị bệnh bạch cầu tăng cao
  • Bạch cầu tăng cao ở trẻ
  • Hồng cầu tăng
  • Bạch cầu tăng 19000
  • Viêm họng có làm tăng bạch cầu không
  • Bạch cầu tăng khi mang thai

Lưu ý: "Phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại kết quả cao trong quy trình hỗ trợ chữa trị""

ho-tro

Nhận ngay hỗ trợ MIỄN PHÍ từ phòng khám

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

Beta Hcg là gì? Liên quan gì đến tuổi thai?

Beta Hcg là gì? Liên quan gì đến tuổi thai?

Bet7a hcg là gì? nó có liên quan gì đến tuổi thai mà mẹ bầu cần lưu ý? Hãy cùng Bác Sĩ Phòng Khám...

Ăn gì để tăng cường sinh lý nam

Tự ti, mặc cảm, chán nản… là tâm lý chung của hầu hết các quý ông khi không may gặp phải trục trặc trong...

Cách kéo dài thời gian yêu ở nam giới

Cách kéo dài thời gian yêu ở nam giới

Bên cạnh việc tuân thủ các phương pháp điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa thì tìm hiểu cách kéo dài thời gian...

Dùng cốc nguyệt san có mất trinh không?

Thay vì sử dụng băng vệ sinh hoặc tampon gây bí bách, luôn trong tình trạng lo sợ bị trào ra,…. Thì cốc nguyệt...

Đàn ông có chấp nhận vợ mất trinh không?

Đàn ông có chấp nhận vợ mất trinh không?

Đàn ông thường nghĩ gì về chuyện “trinh tiết”, đàn ông có chấp nhận vợ mất trinh không? đây là một chủ đề không...

Quan hệ bằng ngón tay có mất trinh không?

Không chỉ là chủ đề được cánh mày râu quan tâm, thực tế có rất nhiều bạn gái băn khoăn, liệu quan hệ bằng...

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi

Gia Hân đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước