Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ có gì đặc biệt? là thắc mắc chung của rất nhiều bạn trẻ nhưng do tâm lý e ngại nên thường giữ trong lòng mà không dám chia sẻ cùng ai. Thấu hiểu được nỗi băn khoăn đó, ở bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về sức khỏe sinh sản của bản thân thông qua một số thông tin tổng quát về cấu tạo bộ phận sinh dục nữ.
Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bao gồm những gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa hiện đang công tác tại Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi Hà Nội cho biết, hệ thống sinh dục nữ gồm 2 bộ phận chính là cơ quan sinh dục nữ bên trong và cơ quan sinh dục nữ bên ngoài. Trong đó:
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
- Cơ quan sinh dục bên trong gồm: âm đạo, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng
- Cơ quan sinh dục bên ngoài gồm: mu, âm hộ, âm vật, môi bé, môi lớn, màng trinh, tuyến Bartholin
Cụ thể, thông tin chi tiết về cơ chế hoạt động và chức năng của các bộ phận này như sau:
Tìm kiếm trên Google:
Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên ngoài:
Cấu tạo bên ngoài của bộ phận sinh dục nữ là những bộ phận mà chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Bên ngoài cơ quan sinh dục nữ bao gồm:
- Vùng mu: Vùng này có hình tam giác và được hình thành do 2 xương mu gặp nhau. Đây là một gò nhô thịt nhô cao hẳn lên được che phủ bởi 1 lớp lông dài, xoăn và có màu đen bóng. Để giảm sự ma sát của quá trình quan hệ tình dục.
- Âm hộ: Mọi người thường nhầm lẫn bộ phận này với âm đạo. Âm hộ (hay còn được gọi là cửa mình) nằm ở phía bên trong thành môi nhỏ, nằm giữa lỗ niệu đạo và hậu môn.
- Âm vật (hay còn gọi là hột le, mồng đốc): đây là khu vực rất nhạy cảm của hệ sinh dục ở nữ giới do bộ phận này tích tụ khoảng 8000 đầu dây thần kinh. Đây là một khối mô cứng có kích thước nhỏ như hạt đậu và nó nằm ở dưới khớp mu, trên lỗ niệu đạo.
- Âm vật là bộ phận mà bạn có thể dễ dàng quan sát được. Chức năng của bộ phận này là tạo khoái cảm khi quan hệ, giúp nữ giới cảm thấy phấn khích, sung sướng tột đỉnh khi quan hệ.
- Môi lớn: là cặp môi phía bên ngoài của cơ quan sinh dục nữ, có cấu tạo từ 2 lớp da lớn kéo dài từ gò vệ nữ xuống vị trí trước hậu môn. Bộ phận này có kích thước từ khoảng 7-9 cm, khá rộng và có nhiều thịt.
- Môi bé: Là hai lớp da ở hai bên cửa âm đạo, nằm giữa môi lớn và thành của âm đạo, môi bé được cấu tạo từ các mạch máu và các sợi liên kết. Chúng đảm nhiệm vai trò dưỡng ẩm, che chắn cho âm đạo và bảo vệ âm hộ, lỗ âm đạo và niệu đạo khỏi những tác nhân từ bên ngoài.
- Màng trinh: Đây là 1 mô niêm mạc mỏng, mềm mại, có khả năng co giãn nằm sau môi lớn và môi bé. Chính giữa màng trinh ở nữ giới sẽ có một, hai hay nhiều lỗ nhỏ, để hỗ trợ cho việc thoát kinh nguyệt trong thời gian hành kinh hàng tháng. Trong lần quan hệ tình dục đầu tiên, màng trinh sẽ bị rách, nữ giới sẽ cảm thấy đau rát và chảy ra một ít máu.
- Tuyến Bartholin: Các chất dịch bôi trơn có tác dụng giữ ẩm cho âm đạo và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình quan hệ tình dục được tiết ra từ tuyến này. Tuyến Bartholin nằm dưới da trong hai bên âm đạo.
* Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ bên trong:
- Âm đạo: là một đường kênh hẹp kéo dài nối từ âm hộ đến cửa tử cung. Âm đạo sẽ có khả năng co giãn trong quá trình quan hệ và quá trình sinh đẻ. Đây là nơi đón nhận dương vật khi quan hệ và là nơi giải phóng máu kinh nguyệt ra ngoài theo chu kỳ kinh hàng tháng. Âm đạo nằm ở vị trí dưới niệu đạo khoảng 2 cm và được bảo phủ một phần bởi màng trinh.
- Cổ tử cung: là bộ phận nằm ngăn giữa buồng tử cung với âm đạo. Cổ tử cung chỉ là một lỗ nhỏ (đường kính từ 2-4cm) màu hồng nhạt có thành dày. Tuy nhiên trong quá trình sinh nở thì cổ tử cung sẽ có thể mở rộng ra để thai nhi có thể chui ra ngoài được. Ngoài ra, nó còn giúp bảo vệ tử cung khỏi sự xâm nhập của các loại vi khuẩn, nấm men, tạp trùng,… từ bên ngoài.
- Tử cung (hay còn gọi là dạ con): Bộ phận này có cấu tạo từ các cơ trơn rất dày có khả năng co thắt, nằm giữa bàng quang và trực tràng. Phía trên bộ phận này là hai ống dẫn trứng đến 2 buồng trứng. Bộ phận này đảm nhiệm vai trò giữ trứng thụ tinh, nuôi dưỡng thai nhi trong suốt giai đoạn thai kỳ và tạo ra khoái cảm khi quan hệ.
- Ống dẫn trứng: Hay còn có tên gọi khác là vòi trứng, là cầu nối tử cung với buồng trứng. Ống dẫn trứng có vai trò “hứng” trứng chín rụng và là nơi trứng và tinh trùng kết hợp nhau, sau đó di chuyển về tử cung để làm tổ và phát triển, hình thành nên thai nhi.
- Buồng trứng: Mỗi chị em phụ nữ sẽ có hai buồng trứng. Buồng trứng có chức năng như tinh hoàn ở nam giới. Mỗi buồng trứng có chứa rất nhiều nang noãn phát triển. Ngoài chức năng ngoại tiết (sản xuất trứng), buồng trứng đảm nhiệm chức năng nội tiết (tiết ra các hormone sinh dục estrogen và progesterone).
Tìm kiếm trên Google:
- Đánh giá về phòng khám 52 Nguyễn Trãi
- Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi lừa đảo?
- Phòng khám trung quốc
- Phòng khám đa khoa 52 nguyễn trãi tốt không
Các bí quyết giúp bạn chăm sóc bộ phận sinh dục nữ khỏe mạnh
Để giữ vùng kín luôn khỏe mạnh và thơm tho, các chị em cần chú ý một số điều dưới đây:
- Không nên làm sạch vùng kín quá nhiều lần: Tại âm đạo vốn dĩ đã tồn tại một lượng lợi khuẩn và hại khuẩn cân bằng, việc vệ sinh “cô bé” quá nhiều lần cũng không giúp cho vùng này sạch hơn mà thậm chí còn loại bỏ các lợi khuẩn, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho hại khuẩn sinh sôi, nảy nở và gây bệnh.
- Lựa chọn dung dịch vệ sinh có pH phù hợp:Vùng kín là khu vực rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương khi sử dụng các dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh. Cách tốt nhất là nên vệ sinh bằng nước muối pha loãng hoặc dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, có độ pH phù hợp và cũng không nên quá lạm dụng.
- Không rửa vùng kín bằng vòi nước mạnh hoặc thụt rửa quá sâu bên trong âm đạo: Các chị em thường có thói quen dùng vòi nước hoa sen xịt mạnh vào vùng kín để loại bỏ các chất dịch bẩn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không chính xác, trái lại còn tạo thời cơ cho mầm bệnh đi sâu hơn bên trong âm đạo và gây ra tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng.
- Nên đi thăm khám phụ khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần. Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường ở vùng kín như: ngứa, khó chịu, mọc các mụn, mẩn đỏ, khí hư có mùi hôi, màu sắc lạ (xanh, vàng, trắng đục,…) thì nên chủ động đến các cơ sở y khoa để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời, đúng cách.
- Lựa chọn quần lót thoáng mát, rộng rãi, có chất liệu hấp thụ mồ hôi tốt sẽ giúp cho vùng kín luôn ở trạng thái mát mẻ và tránh hầm nóng.
- Có đời sống quan hệ tình dục lành mạnh, chú ý sử dụng bao cao su khi quan hệ để ngăn ngừa các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như sùi mào gà, giang mai, lậu, mụn rộp sinh dục, các bệnh viêm nhiễm phụ khoa và tình trạng mang thai ngoài ý muốn.
Hy vọng qua bài viết ở trên, các bạn đã có thể bổ sung các kiến thức hữu ích về cấu tạo bộ phận sinh dục nữ. Nếu có thắc mắc về vấn đề này, bạn hoàn có thể nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia tại mục [Tư vấn trực tuyến] hoặc gọi tới Hotline: 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52.52 để được giải đáp sớm nhất.
Tìm kiếm có liên quan
- Các hình dạng của cô bé
- Mùi vị của bộ phận sinh dục nữ
- Bộ phận sinh dục nữ bất thường
- Cấu tạo bộ phận sinh dục nam
- Bộ phận sinh dục nam thế nào là đẹp
- Màng trinh nằm ở vị trí nào
- Môi bé như thế nào là bình thường
- Khoảng cách từ âm vật đến tử cung