Một trong những chỉ số siêu âm hình thái thai nhi mà các sản phụ cần quan tâm là chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần. Căn cứ vào chỉ số này, các bác sĩ có thể đánh giá xem thai nhi có đang phát triển tốt hay không, từ đó đưa ra những sự điều chỉnh phù hợp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể về chỉ số này trong khuôn khổ bài viết dưới đây để có thể chăm sóc cho thai nhi một cách tốt nhất nhé !
Chiều dài xương đùi thai nhi là gì?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, chiều dài xương đùi (FL) của thai nhi là một trong 4 chỉ số quan trọng giúp đánh giá sự phát triển bình thường của thai nhi bên cạnh các chỉ số khác như: chiều cao, độ tuổi, trọng lượng.
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
Chiều dài xương đùi thai nhi sẽ được tính từ đầu xương chậu đến trục đầu gối. Và các bác sĩ sẽ bắt đầu tiến hành đo chỉ số này khi thai nhi đạt 14 tuần tuổi. Ngoài việc phản ánh quá trình phát triển của thai nhi, chiều dài xương đùi còn có thể là cơ sở để bác sĩ phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Tìm kiếm trên Google:
- Phòng khám ngã tư sở 52 nguyễn trãi
- Phòng khám đa khoa 52 nguyễn trãi
- Phòng khám tư nhân
- Phòng khám đa khoa
- Phòng khám uy tín
Tầm quan trọng của chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần
Chiều dài của xương đùi của thai nhi theo tuần là một trong số các số liệu quan trọng để đánh giá tình hình phát triển của thai nhi. Trong trường hợp, chiều dài xương đùi của thai nhi ngắn hơn so với tiêu chuẩn có thể liên quan đến một số dị tật bẩm sinh ở thai nhi bao gồm:
- Chứng người lùn
Thai nhi có chiều dài xương đùi của thai nhi ngắn hơn so với mức cho phép sẽ có nguy cơ cao mắc chứng loạn sản xương, với biểu hiện ở các mức độ khác nhau của bệnh lùn. Điều này có thể khiến thai nhi có tầm vóc thấp bé đáng kể so với độ tuổi.
- Nhau thai bị thiếu chất dinh dưỡng
Nhau thai là cơ quan kết nối bào tử đang phát triển với thành tử cung, chức năng của nó là có thể cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển, hỗ trợ đào thải chất thải và trao đổi không khí với cơ thể của sản phụ. Chính vì vậy, thai nhi có chiều dài xương đùi ngắn hơn bình thường có thể bắt nguồn từ tình trạng nhau thai ít chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, tình trạng thiếu chất dinh dưỡng có thể làm tăng nguy cơ thai nhi bị sinh non, dị tật bẩm sinh, thai nhi chậm phát triển,…
- Bất thường nhiễm sắc thể
Chiều dài xương đùi ngắn hơn so với mức cho phép có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề bất thường về nhiễm sắc thể, chẳng hạn như Hội chứng Down, Hội chứng Patau hoặc hội chứng Edward.
Các vấn đề bất thường về nhiễm sắc thể có thể làm gia tăng nguy cơ mắc phải các dị tật bẩm sinh về tim, đường tiêu hóa, thần kinh,…ở thai nhi.
Bảng chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần
Chiều dài xương đùi của thai nhi được xác định thông qua việc siêu âm thai kể từ tuần thứ 14 của thai kỳ. Các sản phụ có thể tham khảo bảng chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần (đơn vị tính: Milimet) ở dưới đây để có thể đánh giá xem thai nhi có phát triển bình thường hay không:
Tuổi thai (tuần) | Giá trị trung bình | Ngưỡng giới hạn |
14 | 14 | 13 – 15 |
15 | 17 | 16 – 19 |
16 | 20 | 18 – 22 |
17 | 23 | 22 – 26 |
18 | 15 | 25 – 29 |
19 | 28 | 27-33 |
20 | 31 | 30 – 36 |
21 | 34 | 32 – 38 |
22 | 36 | 35 – 41 |
23 | 39 | 37 – 45 |
24 | 42 | 40 – 48 |
25 | 44 | 42 – 50 |
26 | 47 | 45 – 53 |
27 | 49 | 46 – 56 |
28 | 52 | 49 – 59 |
29 | 54 | 51 – 61 |
30 | 56 | 53 – 63 |
31 | 59 | 55 – 65 |
32 | 61 | 56 – 68 |
33 | 63 | 58 – 70 |
34 | 65 | 60 – 72 |
35 | 67 | 62 – 74 |
36 | 68 | 64 – 76 |
37 | 70 | 66 – 79 |
38 | 71 | 67 – 81 |
39 | 73 | 68 – 72 |
40 | 74 | 70 – 84 |
Việc theo dõi chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần là vô cùng cần thiết để các sản phụ biết được tình hình phát triển của thai nhi và thiết lập kế hoạch chăm sóc sức khỏe phù hợp để cải thiện chiều cao của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều dài xương đùi của thai nhi
Chiều dài xương đùi của thai nhi sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố dưới đây:
- Vấn đề di truyền
Đây được coi là một trong những yếu tố chính tác động trực tiếp đến chiều dài xương đùi của thai nhi. Thai nhi sẽ được thừa hưởng chiều cao từ cha mẹ hoặc ông bà.
- Chế độ ăn uống khi mang thai
Trong giai đoạn thai nghén, thai nhi nằm trong tử cung của người mẹ. Do đó, các thực phẩm mà mình nạp vào cơ thể sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của thai nhi. Để đảm bảo thai nhi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển chiều cao và cân nặng, các sản phụ nên bổ sung các nhóm thực phẩm giàu canxi, vitamin D, đạm, axit folic, sắt, axit béo không no…vào khẩu phần ăn hàng ngày trong suốt quá trình mang thai.
- Môi trường sống
Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng, nếu nữ giới đang trong thai kỳ mà sống ở một môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng thì cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến thai nhi. Thai nhi sống trong môi trường ô nhiễm sẽ có cân nặng, chiều cao giảm sút hơn so với bình thường. Do vậy, để thai nhi được phát triển toàn diện, các sản phụ nên tránh xa các môi trường ô nhiễm, độc hại.
Chế độ dinh dưỡng để cải thiện chiều dài xương đùi của thai nhi
Chiều dài xương đùi của thai nhi theo tuần ngắn có thể dẫn đến nhiều rủi ro và cần được can thiệp kịp thời. Trong các trường hợp này, bác sĩ có thể tư vấn các chị em nên điều chỉnh chế độ dinh dưỡng đến cải thiện tình trạng này.
Các chị em mang thai thường cần bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt nạc, sữa ít béo, trái cây, rau lá màu xanh đậm, mì ống, bánh mỳ và ngũ cốc nguyên hạt.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng cần tránh một số loại thực phẩm như:
- Tránh ăn các loại thịt được chế biến sẵn như: xúc xích, thịt nguội hoặc lên men.
- Không sử dụng các loại sữa và các chế phẩm từ sữa mà chưa được tiệt trùng.
- Tránh xa các loại thực phẩm tái, sống như sushi, gỏi, thịt chưa nấu chín kỹ bởi chúng có thể chứa nhiều ký sinh trùng vô cùng nguy hiểm
- Tránh xa các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, cà phê,…
- Tránh ăn các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như: cá mập, cá kiếm, cá thu,…bởi những loại thực phẩm này có thể gây tổn thương não bộ, dẫn đến tình trạng chiều dài xương đùi ngắn hơn tiêu chuẩn và chứng chậm phát triển ở thai nhi.
Các mẹ bầu nên đi đo chiều dài của xương đùi thai nhi ở đâu tại Hà Nội ?
Nếu các chị em phân vân không biết địa chỉ đo chiều dài của xương đùi thai nhi theo tuần ở đâu tại Hà Nội uy tín và có chất lượng, thì phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi có thể là một sự gợi ý đáng cân nhắc với đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa giỏi và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe thai kỳ, cùng với hệ thống trang thiết bị máy móc y tế hiện đại, ứng dụng công nghệ mới nhất, được nhập khẩu đồng bộ từ các nước phát triển bậc nhất trên thế giới.
Hy vọng qua bài viết trên đây, các mẹ bầu có thể bổ sung thêm các thông tin về chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần để có kế hoạch chăm sóc sức khỏe và chế độ ăn uống phù hợp. Chúc các bạn có một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh nhé! Nếu có băn khoăn, vui lòng liên hệ Hotline: 03.56.56.52.52 – 03.59.56.52.52 hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được tư vấn cụ thể.
Tìm kiếm có liên quan
- Cân nặng thai nhi theo tuần
- Chỉ số thai nhi theo tuần
- Chiều dài xương mũi thai nhi theo tuần
- Thai nhi chân ngắn mẹ nên an gì
- Chiều dài xương mũi thai nhi 32 tuần
- Cân nặng và chiều dài thai nhi
- Đường kính lưỡng đỉnh theo tuổi thai
- Chiều dài xương cánh tay thai nhi