Crp là gì?
CRP là một glycoprotein được gan sản xuất có đặc điểm là kết hợp với polysaccharide C của phế cầu, bình thường không thấy protein này trong máu. Tình trạng viêm cấp với phá hủy mô trong cơ thể sẽ kích thích sản xuất protein này và gây tăng nhanh nồng độ protein phản ứng C trong huyết thanh. Xét nghiệm CRP là xét nghiệm định lượng Protein phản ứng C (C – reactive protein [CRP]).
Có hai loại protein phản ứng C có thể định lượng được trong máu:
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
- Protein phản ứng C chuẩn (standard CRP): đánh giá tình trạng viêm tiến triển.
- Protein phản ứng C siêu nhạy (high – sensitivity CRP [hs – CRP]) : chất này được coi như chất chỉ điểm đối với tình trạng viêm mạch .
Tìm kiếm trên Google:
Xét nghiệm CRP là gì?
CRP viết tắt của C – reactive protein là Protein phản ứng C, một loại glycoprotein sản xuất tại gan. Bình thường cơ thể sẽ không sản xuất loại protein này, chi khi cơ thể có tình trạng viêm kích thích (phản ứng của cơ thể trước tổn thương do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn,..) khiến các mô trong cơ thể bị phá hủy, thì CRP sẽ được sản xuất vào huyết thanh để chống lại sự tấn công của tác nhân gây hại và bảo vệ cơ thể trước những tác nhân này.
Xét nghiệm CRP là xét nghiệm nhằm định lượng Protein phản ứng C trong máu. Bình thường chỉ số xét nghiệm CRP thường tăng trong vòng 6 giờ kể từ khi có tình trạng viêm xảy ra. Điều này sẽ giúp bác sĩ có thể xác định sớm tình trạng viêm nhanh hơn xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu. Đặc biệt, giá trị CRP không chịu ảnh hưởng khi globulin và hematocrit trong máu thay đổi.
Xét nghiệm định lượng CRP có ý nghĩa gì?
Với đặc trưng của CRP trong cơ thể người, xét nghiệm CRP thường được dùng để kiểm tra tình trạng viêm như:
Đánh giá tình trạng nhiễm trùng sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật 6 – 12 tiếng là thời điểm nồng độ CRP trong máu tăng nhanh nhất, tối đa sau khoảng 48h tiếng, sau đó nồng độ này sẽ giảm vào ngày thứ 3 sau mổ. Nhưng nếu sau 3 ngày, nồng độ CRP vẫn tăng kéo dài thì đây có thể là nguy cơ nhiễm trùng mới xuất hiện hậu phẫu.
Tìm kiếm trên Google:
- Phòng khám sinh dục nam
- Phòng khám chữa sùi mào gà
- Phòng khám cắt bao quy đầu
- Phòng khám viêm đường tiết niệu
- Phòng khám xuất tinh sớm
Xác định phát hiện nhiễm trùng và bệnh lý gây viêm
Các bệnh như: viêm và xuất huyết ruột, ung thư hạch bạch huyết, viêm khớp dạng thấp, bệnh miễn dịch lupus ban đỏ, nhiễm trùng xương,…
Đánh giá khả năng đáp ứng điều trị của các bệnh lý nhiễm trùng, nhất là nhiễm trùng do vi khuẩn
Với bệnh nhân điều trị nhiễm trùng hay ung thư, xét nghiệm CRP đặc biệt quan trọng để đánh giá hiệu quả điều trị. Nồng độ CRP sẽ tăng lên nhanh, giảm xuống bình thường theo đúng chu kỳ nếu bệnh nhân đáp ứng điều trị tốt.
Dụng cụ cần chuẩn bị để xét nghiệp CRP
Người thực hiện
01 cán bộ đại học, 01 kỹ thuật viên chuyên ngành hóa sinh.
Phương tiện, hóa chất
Phương tiện: Máy xét nghiệm như Cobas 501, AU 640….
Hóa chất: Hóa chất xét nghiệm hs-CRP, chất chuẩn hs-CRP, chất kiểm tra chất lượng hs-CRP.
Người bệnh
Người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm.
Phiếu xét nghiệm
Phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin về tên, tuổi, giới tính, khoa phòng, chẩn đoán của người bệnh và ghi rõ chỉ định xét nghiệm.
Quy trình xét nghiệm CRP
Lấy bệnh phẩm
Lấy 3 ml máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hay ống có chất chống đông là Li-/Na-heparin, Na-/K3-EDTA, hay citrate. Máu không vỡ hồng cầu.
Sau khi lấy máu, đem ly tâm tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương.
Bệnh phẩm ổn định: 11 ngày ở 15–25°C, 2 tháng ở 2–8°C, 3 năm ở (-15)–(-25) °C.
Bệnh phẩm chỉ rã đông 1 lần và phải để bệnh phẩm đạt nhiệt độ phòng trước khi phân tích. Để tránh hiện tượng bay hơi, bệnh phẩm, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng nên phân tích trong vòng 2 giờ.
Tiến hành kỹ thuật
Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm hs-CRP. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm hs-CRP. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm hs-CRP đạt yêu cầu không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng.
Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng (nếu có).
Nạp mẫu bệnh phẩm vào máy phân tích
Ra lệnh cho máy thực hiện phân tích mẫu bệnh phẩm
Đợi máy phân tích mẫu theo protocol của máy
Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh.
Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm CRP
Kết quả xét nghiệm CRP có thể chưa phản ánh đúng tình trạng viêm và vấn đề liên quan do các yếu tố ảnh hưởng như:
- Nồng độ CRP cao ở bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể cao (BMI), bệnh nhân cao huyết áp, người mắc hội chứng chuyển hóa chất/đái tháo đường, người có nồng độ triglyceride cao, HDL thấp.
- Nồng độ CRP cao ở phụ nữ ở giai đoạn sau thai kỳ, hoặc sử dụng thuốc tránh thai, liệu pháp hormone.
- CRP tăng cao ở người hút thuốc lá.
- CRP cao ở người béo phì.
- CRP thấp do sụt cân, uống rượu bia, tập thể dục lâu dài, hoạt động nhiều.
- CRP giảm do sử dụng thuốc chống viêm không steroid, aspirin, corticosteroid, statin, thuốc chẹn beta giao cảm.
Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm CRP
Hướng dẫn cách đọc kết quả xét nghiệm CRP
Kết quả bình thường:
<1.0 mg/dL hoặc <10.0 mg/L (đơn vị SI)
Kết quả bất thường:
Nguy cơ tim mạch:
- Thấp: <1.0 mg/dL;
- Trung bình: 1.0-3.0 mg/dL;
- Cao: > 3.0 mg dL.
Nồng độ cao:
- Viêm khớp;
- Sốt thấp khớp cấp tính;
- Hội chứng Reiter;
- Bệnh Crohn;
- Hội chứng viêm mạch;
- Lupus ban đỏ hệ thống;
- Nhồi máu hoặc tổn thương mô;
- Nhồi máu cơ tim cấp tính;
- Nhồi máu phổi;
- Đào thải ghép thận;
- Đào thải ghép tủy xương;
- Chấn thương mô mềm;
- Nhiễm khuẩn;
- Nhiễm trùng vết mổ sau phẫu thuật;
- Nhiễm trùng đường tiết niệu;
- Bệnh lao;
- Bệnh ác tính;
- Viêm màng não do vi khuẩn.
Khoảng giá trị bình thường của kỹ thuật y tế này có thể không thống nhất tùy thuộc vào cơ sở thực hiện xét nghiệm mà bạn chọn. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào về kết quả xét nghiệm.
Ý nghĩa của xét nghiệm CRP
Protein phản ứng C siêu nhạy (hs-CRP) là một yếu tố chính gây tình trạng xuất hiện và đứt rách mỏng ở mạch.
Xét nghiệm này được dùng để đánh giá các nguy cơ bị các sự cố tim mạch khi nó được làm đồng thời với các xét nghiệm đánh giá nguy cơ mạch vành khác như định lượng nồng độ cholesterol, triglycerice (Một số chuyên gia nói rằng cách tốt nhất để dự đoán nguy cơ là kết hợp một điểm dấu hiệu viêm như hs-CRP cùng với nhóm lipid.)
hs-CRP là xét nghiệm mà người ta sử dụng để xác định mức độ rủi ro tiềm tàng cho các bệnh tim mạch, đau tim, và đột quỵ. Hiện nay người ta cho là hs-CRP có thể đóng một vai trò trong quá trình đánh giá trước khi người ta gặp phải một trong những vấn đề sức khỏe trên. Ngày càng nhiều thử nghiệm lâm sàng có liên quan đến đo lường mức độ hs-CRP đang được tiến hành trong nỗ lực để hiểu rõ hơn về vai trò của nó trong các vấn đề tim mạch và có giúp đưa tới phương hướng sử dụng nó trong việc sàng lọc và lựa chọn phương pháp chữa trị.
Nguy cơ tim mạch theo kết quả xét nghiệm CRP tính theo đơn vị mg/l máu như sau:
-
Nguy cơ tim mạch thấp: CRP dưới 1 mg/l
-
Nguy cơ tim mạch vừa: CRP 1 – 3 mg/l
-
Nguy cơ tim mạch cao: CRP > 3mg/l
Như vậy, xét nghiệm CRP được sử dụng để đánh giá, xác định tình trạng viêm của cơ thể, có ý nghĩa chẩn đoán hoặc hỗ trợ chẩn đoán, điều trị bệnh. Xét nghiệm CRP lấy mẫu máu nên không gây ảnh hưởng nhiều đến tình trạng sức khỏe, có thể sử dụng cho bệnh nhân sau phẫu thuật, điều trị bệnh.
Tuy nhiên, để kết quả xét nghiệm chính xác, bạn cần thực hiện ở các cơ sở y tế uy tín, hệ thống trang thiết bị hiện đại.
Một trong những cơ sở y tế xét nghiệm CRP uy tín nhất hiện nay là Phòng Khám 52 Nguyễn Trãi. Xét nghiệm của Phòng Khám 52 Nguyễn Trãi đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tự tin mang đến kết quả nhanh chóng và chính xác nhất cho người bệnh.
Bên cạnh đó, đội ngũ y bác sỹ trình độ chuyên môn cao, sẽ đưa ra những lời tư vấn, lời khuyên hữu ích cho người bệnh.
Nếu cần tư vấn thêm, hãy CLICK VÀO ĐÂY để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Tìm kiếm có liên quan
- Crp dương tính la gì
- định lượng crp (hs)
- CRP tăng trong nhiễm virus
- Chỉ số CRP bình thường là bao nhiều
- CRP hs
- CRP bacsinoitru
- Chỉ số CRP ở trẻ em cao
- CRP trong viêm phổi