Hẹp bao quy đầu không chỉ xảy ra ở nam giới trưởng thành mà ngay cả những bé trai cũng có thể gặp phải tình trạng này. Hiện tượng này nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời thì có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm tại các bộ phận như: quy đầu-bao quy đầu, niệu đạo, bàng quang và thận. Để giúp các bạn có cái nhìn trực quan, sinh động về bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ sơ sinh, chúng tôi sẽ cung cấp một số hình ảnh trẻ bị hẹp bao quy đầu ở bài viết dưới đây.
Hẹp bao quy đầu là gì?
Hẹp bao quy đầu chỉ trường hợp đoạn cuối bao da quy đầu bị thắt hẹp, không thể tuột xuống được. Điều này khiến khâu vệ sinh vùng kín sẽ gặp nhiều khó khăn, dễ dẫn đến bệnh viêm nhiễm quy đầu-bao quy đầu.
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
Hẹp bao quy đầu nếu để kéo dài và không được can thiệp kịp thời còn có thể gây ra chứng nghẹt bao quy đầu, thường xảy ra khi bao da quy đầu sau khi được kéo xuống nhưng không thể kéo trở lại để che phủ quy đầu được nữa.
Hẹp bao quy đầu ở hầu hết trẻ nhỏ là tình trạng sinh lý bình thường. Khi bé nam mới được sinh ra, chưa có khả năng tự bảo vệ phần quy đầu. Khi đó, lớp da bao quy đầu đảm nhiệm vai trò bảo vệ đầu dương vật khỏi các tác động từ bên ngoài như: bụi bẩn, tác nhân có hại và sự cọ xát với đồ lót.
Chứng hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ có thể tự hết khi trẻ lớn lên, lớp bao da quy đầu sẽ dần tuột xuống, để lộ ra phần đầu dương vật và vùng niệu đạo. Tuy nhiên, nếu bé nam có các biểu hiện như sưng tấy, ửng đỏ, đau vùng đầu dương vật, cha mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn. Bởi đây hoàn toàn là những dấu hiệu báo hiệu bé đã bị viêm bao quy đầu-quy đầu, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng khôn lường.
Chỉ mặt các nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu?
Hẹp bao quy đầu không chỉ xảy ra ở nam giới trong độ tuổi sinh sản mà còn xuất hiện ở trẻ sơ sinh. Tình trạng này xuất phát từ hai nhóm nguyên nhân chính, bao gồm nguyên nhân sinh lý và nguyên nhân bệnh lý:
Hẹp bao quy đầu sinh lý: khi mới được sinh ra, hầu hết bé nam đều bị hẹp bao quy đầu sinh lý, tức là bao quy đầu không kéo tuột xuống được do bao quy đầu và quy đầu kết dính với nhau. Khi trẻ lớn hơn, dương vật phát triển về kích thước thì lớp bao quy đầu có thể tuột xuống được.
Hẹp bao quy đầu bệnh lý: Là hẹp bao quy đầu do sự hình thành của sẹo xơ. Nguyên nhân có thể do vấn đề bẩm sinh hoặc do viêm nhiễm do khâu vệ sinh không đảm bảo.
Hình ảnh trẻ bị hẹp bao quy đầu
Tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ có thể gây ra một số triệu chứng điển hình dưới đây:
- Khi bé nam lên 3-4 tuổi mà phần bao quy đầu vẫn không tuột xuống được, phần đầu dương vật – quy đầu không thể lộ ra được
- Đi tiểu khó khăn, tia nước tiểu nhỏ, yếu, bé phải rặn khi đi tiểu
- Bao quy đầu có dấu hiệu bị sưng phồng lên trong mỗi lần tiểu tiện
- Bao quy đầu bị tấy đỏ, sưng, chạm vào thấy đau.
- Vùng đầu dương vật tiết mủ hay dịch bất thường như dịch mủ,
- Khi bựa sinh dục tích tụ nhiều, sẽ thấy xuất hiện những hạt màu trắng ở vùng đầu bao quy đầu.
- Trẻ bị sốt kéo dài
Bên cạnh đó, các cha mẹ có thể tham khảo một số hình ảnh trẻ bị hẹp bao quy đầu dưới đây để có thể dễ dàng nhận biết và chủ động cho con đi thăm khám kịp thời.
Bệnh hẹp bao quy đầu gây ra những hậu quả gì đối với trẻ?
Tình trạng hẹp bao quy đầu nếu như không được can thiệp kịp thời thì sẽ có thể gây ra những hệ lụy khôn lường dưới đây:
- Hẹp bao quy đầu sẽ gây bệnh viêm quy đầu: Khi bị hẹp bao quy đầu, dưới lớp bao da quy đầu luôn tiết ra chất dịch, kết hợp với các chất cặn bẩn từ nước tiểu bị ứ đọng lại sẽ tạo ra điều kiện lý tưởng cho các loại mầm bệnh sinh sôi, nảy nở và gây viêm nhiễm, sưng tấy ở vùng quy đầu.
- Gây viêm nhiễm niệu đạo: Tình trạng bao quy đầu hẹp sẽ khiến cho khâu vệ sinh vùng kín gặp nhiều trở ngại. Từ đó, tạo cơ hội cho các loại mầm bệnh sinh sôi và phát triển. Các tác nhân có hại này rất dễ di chuyển sang niệu đạo và gây viêm nhiễm tại bộ phận này, thậm chí có thể lan đến bàng quang và thận.
- Hẹp bao quy đầu gây nghẹt quy đầu: Đây là tình trạng sau khi kéo lớp da bao quy đầu ngược ra sau nhưng sau đó không thể kéo trở lại vị trí ban đầu. Khi dương vật ở trạng thái cương cứng, da quy đầu bị thắt chặt ở thân dương vật, gây nghẹt quy đầu.
Từ đó, khiến quá trình lưu thông máu bị tắc nghẽn, gây sưng phù nề bao quy đầu. Nếu không được can thiệp kịp thời thì có thể dẫn tới hoại tử dương vật.
Bị hẹp bao quy đầu ở trẻ phải làm sao?
Thường khi trẻ còn nhỏ, chỉ vài tháng tuổi thì bố mẹ không cần quan tâm lắm đến vấn đề này nhưng bé đạt 5 – 6 tháng tuổi trở lên, bố mẹ cần chú ý theo dõi. Các cha mẹ nếu thấy trẻ tiểu khó, phải rặn, đỏ mặt khi đi tiểu, bao quy đầu bị sưng phồng lên khi trẻ đi tiểu.
Hẹp bao quy đầu ở trẻ em nếu không được can thiệp kịp thời sẽ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn khi đi tiểu cộng với các chất cặn bẩn tích tụ lại bên trong vùng bao quy đầu. Lâu dần sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển và gây viêm nhiễm đường sinh dục.
Cách khắc phục nếu bị bệnh hẹp bao quy đầu ở trẻ
Khi bé 5 – 6 tháng tuổi, bố mẹ có thể dùng tay nhẹ nhàng kéo lộn phần da bao quy đầu của trẻ xuống trong mỗi lần tắm cho bé. Điều này có thể khiến bao quy đầu rộng dần và có thể quay trở lại bình thường.
Tuy nhiên, nếu thực hiện cách trên trong một thời gian dài mà không có hiệu quả thì cha mẹ nên đưa con đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn. Thường bác sĩ thực hiện điều trị bảo tồn không phẫu thuật, đó là nong bao quy đầu và bôi thuốc. Trẻ lớn 5-6 tuổi trở lên vẫn gặp phải tình trạng này thì thường phải can thiệp bằng thủ thuật cắt bao quy đầu.
Điều trị hẹp bao quy đầu an toàn và hiệu quả bằng cách nào ?
- Ðiều trị hẹp bao quy đầu bằng nong bao quy đầu và bôi thuốc
Bác sĩ dùng dụng cụ y tế chuyên dụng để nong bao quy đầu rộng ra và kéo xuống. Sau đó, bé sẽ được kê một số loại thuốc giảm đau và kháng viêm tại chỗ. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ thích hợp với trẻ em, hoặc những trường hợp bị hẹp bao quy đầu ở mức độ nhẹ.
Xem thêm: # Thuốc bôi hẹp bao quy đầu
- Điều trị hẹp bao quy đầu bằng phương pháp ngoại khoa
Cắt bao quy đầu là một tiểu phẫu đơn giản, thời gian làm thủ thuật rất nhanh chóng. Sau làm thủ thuật, bé trai cũng cần chú ý vệ sinh cũng như kiêng khem đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bé bị viêm bao quy đầu, thì sẽ được điều trị bằng các loại thuốc Tây y chuyên khoa đặc hiệu.
Mong rằng với những hình ảnh trẻ bị hẹp bao quy đầu ở bài viết trên đây, các bậc cha mẹ có thể dễ dàng nhận biết xem con mình có gặp phải tình trạng này hay không. Từ đó, có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu có băn khoăn, vui lòng chat trực tuyến hoặc gọi đến Hotline: 03.56.56.52.52 để được giải đáp.
Tìm kiếm có liên quan
- Cách kiểm tra hẹp bao quy đầu ở trẻ
- Hình ảnh trẻ bị hẹp bao quy đầu
- Hình ảnh viêm bao quy đầu ở trẻ em
- Bao quy đầu bình thường
- Hình ảnh sau khi nong bao quy đầu
- Hẹp bao quy đầu ở trẻ 4 tháng tuổi
- Video hướng dẫn nong bao quy đầu cho be
- Hình ảnh bao quy đầu bị dính