HIV/AIDS được biết đến là một trong những căn bệnh lây qua đường tình dục, máu và mẹ truyền qua con. Tuy nhiên có một số yếu tố không lây truyền HIV như nhiều người vẫn lo lắng. Vậy HIV không lây qua đường nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp một cách cụ thể trong bài viết dưới đây.
HIV không lây qua đường nào?
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết rằng căn bệnh HIV không lây qua những con đường như:
- Muỗi đốt
Chỉ cần quan sát chúng ta cũng thấy không có chuyện muỗi truyền HIV. Tại sao? Nước ta hiện nay đã có những người mang virus HIV. Muỗi thì có ở khắp nơi, không một ai là chưa bị muỗi đốt. Nếu muỗi có thể gây nhiễm virus HIV thì tất cả chúng ta đều nhiễm HIV, số người chết và nhiễm HIV đã đến mức báo động rồi. Muỗi là kẻ thù mang đến nhiều thứ bệnh. Nhưng, đối với HIV/AIDS thì muỗi hoàn toàn không có “tội”.
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
Người ta đã nghiên cứu và thấy virus HIV không sống và sinh sản trong cơ thể muỗi. Muỗi chỉ gây bệnh sốt rét, sốt xuất huyết mà thôi vì các vi khuẩn và virus gây bệnh sốt xuất huyết sẽ ký sinh trong cơ thể muỗi.
Khi muỗi đốt người thì máu từ cơ thể người sẽ đi vào cơ thể muỗi chứ không đi theo đường từ muỗi sang cơ thể người. Muỗi chỉ tiết vào cơ thể người một ít nước bọt có chứa chất chống đông máu để máu chảy được vào cơ thể muỗi. Virus HIV không thể tồn tại và phát triển trong cơ thể muỗi nên nó không có trong nước bọt của muỗi, do đó không đi vào cơ thể người.
Cấu trúc vòi muỗi rất tinh tế phức tạp, khiến cho máu đi vào bên trong cơ thể muỗi mà không bị dính ở ngoài. Do vậy, muỗi sẽ không thể là vật trung gian khiến người bị đốt trước dính máu sang người bị đốt sau.
- Hôn
Có nhiều bạn thắc mắc: “Hôn có lây HIV/AIDS không?” Câu trả lời là: Không. Hôn má thì dĩ nhiên là không. Và kể cả việc hôn môi cũng vậy, không thể lây nhiễm HIV. Hôn lưỡi hay còn gọi là “hôn sâu”, “hôn ở trong” thì sao? Hôn nhau ít khi người ta chỉ hôn bên ngoài. Nước bọt trộn lẫn liệu có lây không?
Đừng quá lo lắng. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng thành phần của các chất dịch trong cơ thể như nước bọt của người mang virus HIV chỉ có một lượng HIV rất rất nhỏ bé, do đó truyền virus HIV là không thể. Virus HIV có thể sinh sống và tồn tại cũng như phá hủy cơ thể người phải cần một lượng đủ lớn.
Trừ khi hai người cùng bị lở loét, trầy da vùng miệng hay chảy máu răng, khi hôn sâu sẽ tiếp xúc máu thì có khả nǎng lây nhiễm HIV (nếu 1 trong 2 người có nhiễm virus HIV).
- Tiếp xúc thông thường
Muốn nhiễm được vào một người thì virus HIV phải đi vào đường máu của người đó. Tất cả những tiếp xúc như cùng ǎn uống, mặc chung quần áo, ôm ấp, hôn, bơi chung bể bơi, ở cùng nhà, ngủ chung giường (tất nhiên là không có quan hệ tình dục), làm việc cùng cơ quan, đi xe đạp mượn, dùng chung nhà vệ sinh… đều không làm cho bạn bị nhiễm HIV của người mắc HIV/AIDS. Chính vì thế mà bạn không cần phải quá lo lắng về vấn đề này.
Virus HIV không dễ lây. Đa số việc ta làm hàng ngày đều không gây lây nhiễm HIV. Hiểu biết đủ về căn bệnh HIV/AIDS sẽ làm bạn an tâm hơn, bớt lo lắng hơn về căn bệnh này.
Phòng tránh hiệu quả căn bệnh HIV
HIV lây truyền phổ biến qua việc quan hệ tình dục không an toàn với người bệnh, đường máu và từ mẹ truyền sang con. Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau:
Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:
- Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục bừa bãi.
- Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV không, cần phải thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách.
- Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV
Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:
- Không tiêm chích ma túy.
- Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
- Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu…
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV
- Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,…
Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:
- Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì không nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%, nếu đã có thai thì không nên sinh con.
- Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây nhiễm HIV cho con.
- Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bò thay thế sữa mẹ.
Việc thực hiện xét nghiệm và phát hiện sớm mình có đang mắc bệnh HIV hay không là hết sức quan trọng để chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.
[cta_bacsyinpost]
[cta_maymocinpost]
Mọi băn khoăn xin vui lòng liên hệ về Hotline: 033.555.1280 – 0243.573.8888 hoặc click chọn [Tư vấn trực tuyến] để được giải đáp một cách kịp thời, hiệu quả và hỗ trợ đặt lịch hẹn khám ưu tiên.
[cta_KMinpost]