Trong số tất cả chúng ta thì ít nhiều ai cũng từng chải qua cảm giác bị nổi da gà,(NDG) vậy có bao giờ tự hỏi nổi da gà là gì? nguyên nhân tại sao chúng ta bị nổi da gà? nguồn gốc tên gọi nổi da gà xuất phát từ đâu? Để trả lời những câu hỏi trên hãy cùng Phòng Khám 52 Nguyễn Trãi đi tìm lời giải đáp chính xác nhất.
Nổi da gà là gì?
Nổi da gà (còn gọi là Sởn gai ốc hay Nổi gai ốc), tên y học là cutis anserina, là phản xạ tạo thành những nốt nổi trên da người do chân lông tự co thắt khi bị lạnh hoặc có cảm xúc mạnh như sợ hãi. Phản xạ nổi da gà không chỉ có ở con người mà còn có ở nhiều loài động vật có vú khác; một ví dụ điển hình là nhím sẽ xù lông lên khi bị đe dọa, hay hiện tượng con người mắc hội chứng sợ lỗ.
Tìm kiếm trên Google:
Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ
Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục
Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức
- Đánh giá về phòng khám 52 Nguyễn Trãi
- Phòng khám đa khoa 52 Nguyễn Trãi lừa đảo?
- Phòng khám trung quốc
- Phòng khám đa khoa 52 nguyễn trãi tốt không
Có thể bạn chưa biết ?!
Hội chứng sợ lỗ (có tên khoa học là Trypophobie) là một hội chứng ám ảnh khi ta quan sát các vật có lỗ nhỏ hoặc vết thâm,được đề xuất lần đầu tiên tại một diễn đàn trực tuyến năm 2005. Nó không được chính thức công nhận là rối loạn tâm thần, nhưng có thể thuộc phạm vi rộng của ám ảnh cụ thể nếu sợ hãi có liên quan và nỗi sợ hãi quá mức và đau khổ Mọi người chỉ có thể thể hiện ghê tởm hoặc cả sợ hãi và ghê tởm đối với hình ảnh cố chấp.
Từ này bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp là τρύπα, trýpa nghĩa là “lỗ” và φόβος, phóbos , một danh pháp chung cho các hội chứng “sợ hãi”. Mọi người chỉ có thể thể hiện ghê tởm hoặc cả sợ hãi và ghê tởm đối với hình ảnh cố chấp.
Tác nhân
Nổi da gà xày ra khi những bắp cơ nhỏ ở chân lông (arrectores pilorum) co lại và làm cho lông dựng đứng. Phản xạ này được điều khiển bởi hệ thần kinh thực vật, cũng là trung tậm điều khiển nhiều phản xạ vô thức khác.
Thích ứng với nhiệt độ
Nổi da gà là một phản xạ thường thấy của các động vật có lông, việc dựng đứng lông làm tăng thể tích khối cách nhiệt do lông tạo ra, làm ấm da.
Tự vệ
(NDG) cũng có thể là hiệu ứng của giận dữ hoặc sợ hãi: khi xù lông lên con vật sẽ trông lớn hơn và đáng sợ hơn. Hành vi này đã được quan sát thấy ở tinh tinh, chuột nhà và mèo.
Cảm xúc
Ở con người, phản xạ này còn có thể có nguyên nhân là một tiếng động khó chịu nào đó (như tiếng móng tay cào lên bảng) hoặc nghe được một bản nhạc hay, hợp tâm trạng.
Nổi da gà ở người
Khi gặp tác nhân thích hợp, cơ thể phóng ra hormone adrénaline. Hormone này không chỉ gây nổi da gà mà còn ảnh hưởng đến cảm xúc, khiến con người có các phản xạ thích hợp.
(NDG) do lạnh ở người có nguồn gốc là phản xạ sinh lý còn sót lại của tổ tiên động vật từ xa xưa, vì con người còn lại rất ít lông trên da nên phản xạ này không có tác dụng gì.
(NDG) có thể thấy rõ nhất trên cánh tay, nhưng cũng xuất hiện ở chân, cổ và bất kỳ vùng nào có lông trên cơ thể. Ở một số người, nổi da gà thậm chí có thể xuất hiện trên mặt. Một số vùng trên da thường xuyên có hiện tượng nổi da gà do phân bố hóc môn, chẳng hạn như ở đầu núm vú của người phụ nữ.
(NDG) cũng có thể là một triệu chứng khó gặp của một số bệnh, chẳng hạn như động kinh, hoặc u não. Việc ngưng dùng các chất gây nghiện như heroin cũng có thể gây nổi da gà.
Tên gọi
Trong tiếng Việt, tên gọi nổi da gà xuất phát từ việc da người có hiện tượng này trông khá giống da gà khi đã loại bỏ lông. Ngoài tên gọi này, người Việt Nam còn dùng tên nổi gai ốc hay sởn gai ốc để chỉ cùng một hiện tượng. Trong các ngôn ngữ khác, tên gọi có khác biệt nhưng thường liên quan tới loài chim.
Lưu ý:
Mỗi khi chúng ta có cảm xúc đột ngột (NDG) cũng là điều bình thường, chúng ta không nên quá lo lắng.Tuy nhiên nếu hiện tượng (NDG) xảy ra thường xuyên, kéo dài và kèm theo xuất hiện một số triệu chứng như: ngứa, mẩn đỏ, khó chịu ,…thì chúng ta cần đến cơ sở y tế có chuyên khoa da liễu để được khám và tư vấn.