Địa chỉ : Tầng 7, 52 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội

thời gian

8:00 - 20:00

hotline

033.555.1280

Thai 18+ tuần và những điều mẹ bầu cần phải biết

  • Đánh giá:
  • Chia sẻ:

Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu – Sinh dục – Bệnh viện Việt Đức

BS Nguyễn Quang Cừ

(Cuộc gọi miễn phí 100%)

Hôm nay hãy cùng Phòng Khám 52 Nguyễn Trãi đi tìm lời giải đáp cho những câu hỏi. Thai 18+ tuần phát triển như thế nào? Thai 18 tuần nặng bao nhiêu? Phụ nữ mang thai tuần thứ 18 có những thay đổi gì? Mẹ mang thai 18 tuần nên ăn gì? Thai nhi 18 tuần cần xét nghiệm gì?. mòi các bạn theo dõi bài viết dưới đây.

Thai 18+ tuần phát triển như thế nào?

Thai nhi khi được 18+ tuần tuổi có kích thước bằng một trái ớt chuông, nặng gần 200g và dài khoảng 14 cm tính từ đầu đến chân.

Thai 18+ tuần phát triển như thế nào

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia

Bác Sĩ Chuyên Khoa II Nguyễn Quang Cừ

Nguyên Trưởng phòng khám Tiết niệu sinh dục

Hơn 40 năm kinh nghiệm tại bệnh viện Việt Đức

Tai của bé sẽ di chuyển đến vị trí chính xác và chìa sang hai bên theo đúng hình dáng tai hoàn chỉnh. Thời gian này, mẹ hãy dành thời gian để học cách hát ru cho bé, bởi chỉ trong vài tuần tiếp theo, “thiên thần nhí” của mẹ đã có thể nghe rồi đấy! Nhờ các xương tai giữa và các đầu dây thần kinh từ não bộ đang phát triển, bé sẽ nghe thấy các âm thanh như nhịp tim, tiếng máu của mẹ di chuyển thông qua dây rốn và thậm chí còn có thể bị giật mình bởi những tiếng động lớn nữa.

Tìm kiếm trên Google

Đôi mắt của bé cũng đang phát triển và bây giờ chúng đang hướng về phía trước chứ không phải nhìn sang bên như trước đây. Võng mạc của bé bây giờ có thể phát hiện ra ánh sáng nếu mẹ chiếu đèn đèn pin vào bụng.

Cho đến bây giờ, xương của thai nhi tuần 18 đã phát triển nhưng vẫn còn mềm. Tuần này, xương đòn và xương chân của bé sẽ bắt đầu cứng lại. Quá trình phát triển của bé vẫn diễn ra vẹn toàn.

Thai 18+ tuần nặng bao nhiêu?

Các thông số của bảng cân nặng thai nhi theo tuần

Có hai thông số cơ bản mà mẹ bầu sẽ nắm được thông qua bảng cân nặng thai nhi theo tuần chính là cân nặng và chiều cao của bé. Dựa trên số liệu này, khi so sánh với kết quả siêu âm và lời tư vấn của bác sĩ, mẹ có thể biết được sự phát triển của thai nhi là đạt chuẩn hay không, cũng như có cần điều chỉnh các chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của bản thân không.

Thai 18+ tuần nặng bao nhiêu

Thông thường, từ tuần thai đầu tiên cho đến tuần thai thứ 7, bé vẫn còn rất nhỏ, khi siêu âm, mẹ chỉ thấy bé như một chấm rất nhỏ trên màn hình, do đó, cân nặng và chiều dài của bé sẽ bắt đầu được ghi lại từ tuần thai thứ 8. Mẹ bầu cùng tham khảo bảng cân nặng thai nhi theo tuần tuổi theo tiêu chuẩn của WHO dưới đây để nắm bắt được sự phát triển của bé trong từng giai đoạn của thai kỳ nhé!

Tuổi thai (tuần) Chiều dài Cân nặng
Tuần thứ 8 1,6 cm Khoảng 1- 10 gam
Tuần thứ 9 2,3 cm Khoảng 1- 10 gam
Tuần thứ 10 3,1 cm Khoảng 1- 10 gam
Tuần thứ 11 4,1 cm Khoảng 50 – 70 gam
Tuần thứ 12 5,4 cm Khoảng 50 – 70 gam
Tuần thứ 13 7,4 cm Khoảng 50 – 70 gam
Tuần thứ 14 8,7 cm Khoảng 50 – 70 gam
Tuần thứ 15 10,1 cm 70 gam
Tuần thứ 16 11,6 cm 100 gam
Tuần thứ 17 13,0 cm 140 gam
Tuần thứ 18 14,2 cm 190 gam
Tuần thứ 19 15,3 cm 240 gam
Tuần thứ 20 16,4 cm 300 gam
Tuần thứ 21 25,6 cm 360 gam
Tuần thứ 22 27,8 cm 430 gam
Tuần thứ 23 28,9 cm 501 gam
Tuần thứ 24 30,0 cm 600 gam
Tuần thứ 25 34,6 cm 660 gam
Tuần thứ 26 35,6 cm 760 gam
Tuần thứ 27 36,6 cm 875 gam
Tuần thứ 28 37,6 cm 1005 gam
Tuần thứ 29 38,6 cm 1153 gam
Tuần thứ 30 39,9 cm 1319 gam
Tuần thứ 31 41,1 cm 1502 gam
Tuần thứ 32 42,4 cm 1702 gam
Tuần thứ 33 43,7 cm 1918 gam
Tuần thứ 34 45,0 cm 2146 gam
Tuần thứ 35 46,2 cm 2383 gam
Tuần thứ 36 47,4 cm 2622 gam
Tuần thứ 37 48,6 cm 2859 gam
Tuần thứ 38 49,8 cm 3083 gam
Tuần thứ 39 50,7 cm 3288 gam
Tuần thứ 40  51,2 cm 3462 gam

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần được dò theo chiều ngang của bảng, ví dụ như sau: khi thai nhi ở tuần thai thứ 18 sẽ có cân nặng là 190 gam và chiều dài là 14.2 cm.

Bảng cân nặng thai nhi theo tuần chỉ mang tính chất tham khảo, không phải là các con số bắt buộc và áp dụng tuyệt đối với tất cả thai nhi, do đó, mẹ bầu cũng không nên quá lo lắng nếu như bé của mình có sự chênh lệch nhỏ với bảng thông số cân nặng nói trên nhé.

Phụ nữ mang thai tuần thứ 18 có những thay đổi gì?

Thai tuần thứ 18+ có những thay đổi gì?

Tìm kiếm trên Google

Những thay đổi về mặt thể trạng khi thai nhi 18 tuần

  • Khi thai nhi 18 tuần, bạn đừng lo lắng nếu kết quả siêu âm cho thấy bánh nhau của bạn nằm ở đáy tử cung. Mặc dù bánh nhau được gắn kết chặt chẽ với thành tử cung, tử cung của bạn vẫn sẽ ngày một lớn hơn để phù hợp với sự phát triển của bé, vì vậy, không nhất thiết bánh nhau phải cố định một chỗ.
  • Lúc này, tử cung đã cao ngang rốn. Bụng của bạn sẽ lộ rõ hơn, đặc biệt là vùng từ dưới cánh tay đến eo sẽ trở nên to hơn. Nếu đây là lần mang thai thứ hai, bụng cuả bạn lúc này sẽ còn lớn hơn nữa do các cơ bụng ngày càng giãn ra, không còn săn chắc như trước.

Những thay đổi về mặt thể trạng khi thai nhi 18 tuần

  • Tim bạn làm việc tích cực hơn để bơm khoảng 7 lít máu mỗi phút để đi khắp cơ thể. Do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ, các mạch máu sẽ phình to nhằm giúp máu lưu thông dễ dàng hơn. Việc này gây chèn ép tĩnh mạch và là nguyên nhân của bệnh giãn tĩnh mạch và bệnh trĩ khi mang thai. Tuy nhiên, các chứng bệnh này sẽ giảm sau khi sinh bé, vì vậy bạn đừng quá lo lắng.
  • Đôi khi bạn cảm thấy nóng ran quanh vùng ngực, nách và háng. Nhiệt độ cơ thể tăng hơn một vài độ so với bình thường khiến bạn dễ bị đổ mồ hôi. Vì thế, bạn nên chọn quần áo lót đúng kích cỡ và làm từ chất liệu cotton thoáng mát, không nhất thiết phải đẹp mắt vì điều quan trọng là bạn thật sự cảm thấy thoải mái.
  • Trên 50% phụ nữ mang thai phải đối mặt với bệnh nám da thai kỳ. Phần lớn, khi mang thai, da cuả phụ nữ trở nên xỉn màu, lỗ chân lông to, vùng chữ T bóng nhờn, vùng da ở gò má xuất hiện các vết nám. Nguyên nhân là do nội tiết trong cơ thể thay đổi làm rối loạn sắc tố da. Sạm da khi mang thai chỉ là một hiện tượng sinh lý thông thường và phần lớn các vệt nám này sẽ sớm biến mất sau khi bé chào đời. Vì vậy, các bà bầu không nên quá lo lắng, ảnh hưởng tới sức khoẻ. Nếu muốn, bạn có thể dùng một chút phấn nền hoặc kem che khuyết điểm để che đi các vết nám không mong muốn. Ngoài ra, bạn nên dùng kem chống nắng khi đi ra đường. Các tia UVA và UVB có trong ánh nắng mặt trời sẽ càng làm cho tình trạng nám trở nên tồi tệ hơn.

Chóng mặt là hiện tượng khá phổ biến trong giai đoạn thứ 2 và giai đoạn cuối cuả thai kỳ. Bạn không nên đứng quá lâu hay đột ngột bật dậy khi đang nằm. Hãy để cơ thể có thời gian thích nghi với tư thế mới.

Những thay đổi về cảm xúc

  • Từ giai đoạn mang thai tuần 18, có rất nhiều cặp vợ chồng lo lắng về quá trình sinh nở sẽ như thế nào và họ sẽ ra sao trong vai trò mới toanh sắp tới. Tất cả những lo lắng này đều hết sức bình thường. Hãy mạnh dạn trao đổi với bác sĩ về những băn khoăn của bạn để nhận được những giải đáp và lời khuyên hữu ích nhất.
  • Nếu bạn có lịch siêu âm thai trong tuần này, chắc hẳn bạn sẽ thấy gắn kết với con yêu cuả bạn hơn bao giờ hết vì đây là lần đầu tiên bạn được nhìn thấy diện mạo cuả bé. Nhiều phụ nữ chỉ có thể thở phào nhẹ nhõm khi kết quả siêu âm cho thấy con họ đang phát triển bình thường. Đây cũng là diễn biến tâm lý rất phổ biến.
  • Trong những tình huống nguy hiểm và khẩn cấp, bản năng cuả người mẹ luôn khiến các bà bầu đưa tay ôm lấy bụng để nâng đỡ và bảo vệ con mình.
  • Chồng bạn chỉ mới cảm nhận về bé qua những thay đổi cuả bạn trong thai kỳ. Vì vậy, bạn hãy tạo cơ hội cho anh ấy gần gũi với bé hơn. Đừng quên thu xếp lịch để anh ấy có thể đưa bạn đi siêu âm và cùng tham gia các lớp học tiền sản. Nhờ đó, ông bố tương lai không chỉ biết thêm những điều mới mẻ mà còn có thể tìm thấy nhiều giải đáp thú vị cho việc chăm sóc bạn và bé sau này.

Mẹ mang thai 18 tuần nên ăn gì?

Bước sang tuần thứ 18, thính giác của thai nhi đã được hình thành. Em bé của thể nghe thấy những âm thành bên ngoài tử cung và đặc biệt hơn là nhận ra giọng nói của mẹ. Bên cạnh đó, đây cũng là một trong những giai đoạn mà bộ não của bé con phát triển mạnh nhất. Do đó, mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất khoáng như canxi, kẽm,… trong bữa ăn hàng ngày.

Mẹ mang thai 18 tuần nên ăn gì?

Đặc biệt, khi các cơn ốm nghén đã “hạ nhiệt”, mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng gồm nhiều carbohydrate, các loại trái cây và rau củ quả, protein và các thực phẩm từ sữa. Ngoài ra, các mẹ cần bổ sung chất béo lành mạnh, đường, mật ong vừa phải, thức uống từ trái cây tươi cung cấp vitamin, chất khoáng và bổ sung axit béo omega 3 – dưỡng chất rất quan trọng trong thời kỳ mang thai cho não và mắt phát triển của bé.

“Thai 18 tuần cũng là lúc các mẹ hết nghén có thể ăn uống được. Chính vì vậy, các mẹ bầu ăn uống đầy đủ thịt bò, hải sản, trứng, rau củ quả. Các mẹ bầu ăn được gì thì nên ăn không phải kiêng khem nhiều, ăn đầy đủ tinh bột nhưng phải làm xét nghiệm nhiều để đảm bảo lượng đường trong máu không xảy ra tình trạng tiểu đường thai kỳ. Lượng nước phải đáp ứng khoảng 1-2 lít/ ngày để vòng tuần hoàn của mẹ bình thường.

Mẹ bầu có thể uống sữa bầu hoặc sữa tươi tiệt trùng. Cả 2 đều tốt cả, chủ yếu cơ thể mẹ có hấp thu được không. Nếu cơ thể mẹ bị táo bón khi uống sữa bầu thì mẹ có thể uống sữa tươi tiệt trùng. Sữa tươi tiệt trùng cũng đủ cung cấp canxi cho thai nhi rồi”, bác sĩ cho hay.

Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, thai 18 tuần là giai đoạn giữa thai kỳ, mẹ bầu cần phải tăng khoảng 220 calo một ngày, còn chất đạm cũng cần tăng 10-19 gram một ngày so với bình thường nhưng vẫn cần phải đảm bảo đủ vi chất dinh dưỡng.

Bà mẹ vẫn phải uống viên đa vi chất dinh dưỡng cho bà bầu, kèm theo chế độ ăn thêm như lưng bát cơm, một quả trứng hoặc 30 gram thịt cộng thêm 1-2 cốc sữa bà bầu. Như vậy các bà mẹ đã cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi.

Cung cấp canxi cho trẻ có thể qua thực phẩm như tôm đồng, cua, cá, thực phẩm đó ăn cả xương và chế phẩm từ sữa bởi sữa là nguồn bổ sung canxi tốt.

Thai 18 tuần không nên ăn gì?

Chia sẻ về vấn đề kiêng khem khi thai 18 tuần, bác sĩ Hùng cho biết, mẹ bầu không nên ăn thực phẩm cay, nóng, thực phẩm tái hoặc thực phẩm sống. Đặc biệt, mẹ bầu lưu ý không uống rượu, bia, những đồ uống có chất kích thích.

“Các mẹ bầu kiêng nhiều quá cũng không tốt. Quan niệm kiêng ăn đu đủ xanh là sai lầm hay kiêng ăn tinh bột nữa. Mẹ bầu vẫn cần phải cung cấp tinh bột khi mang thai. Việc ăn đu đủ, củ quả không có chất phụ gia rất tốt cho mẹ và thai nhi”, bác sĩ Hùng cho hay.

Thai nhi 18 tuần cần xét nghiệm gì?

Khám thai 18 tuần tuổi khám những gì? Thai phụ sẽ được thăm khám lâm sàng để kiểm tra các chỉ số về chiều cao, cân nặng, huyết áp, kiểm tra tim, phổi, nhịp tim của thai nhi. Khám cận lâm sàng gồm: Siêu âm thai 18 tuần, làm xét nghiệm nước tiểu thường qui, xét nghiệp Triple test, xét nghiệm kiểm tra tình trạng canxi và sắt…

Địa chỉ siêu âm 3D, 4D được nhiều người tin tưởng tại Hà Nội

Siêu âm là kỹ thuật cơ bản để theo dõi sức khỏe thai nhi, được thực hiện bất kì thời điểm nào trong thai kì. Mẹ bầu nên lựa chọn một địa chỉ uy tín để theo dõi và chăm sóc sức khỏe cho bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ. [Click Vào Đây Để Được Bác Sĩ Chuyên Khoa Tư Vấn Miễn Phí]

Địa chỉ siêu âm

Bệnh viện Phụ sản Trung ương

  • Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

  • Địa chỉ: 929 La Thành, Ba Đình, Hà Nội

Khoa Phụ sản – Bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội

Bệnh viện Thanh Nhàn 

  • Địa chỉ: Số 42 Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Khoa Phụ sản – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

  • Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

  • Địa chỉ: 458 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Khoa Sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc

  • Địa chỉ: Số 55 Yên Ninh, Ba Đình, Hà Nội

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc

  • Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội

Phòng Khám Đa Khoa 52 Nguyễn Trãi

  • Địa chỉ: 52 Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội

Phòng khám Đa khoa 125 Thái Thịnh

  • Địa chỉ: 125 – 127 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân

  • Địa chỉ: Số 6, Nguyễn Thị Thập, KĐT Trung Hoà Nhân Chính, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Phòng khám 116 Nguyễn Lân

  • Địa chỉ: Số 11/116 Nguyễn Lân, Thanh Xuân, Hà Nội

Phòng khám Nhật Việt

  • Địa chỉ: Số 635 Kim Ngưu – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Nếu còn bất cứ câu hỏi nào hãy Nhấn Vào Đây để được các bác sĩ tư vấn miễn phí

Lưu ý: "Phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Việc tuân thủ theo y lệnh của bác sĩ là điều rất cần thiết.
Giúp mang lại kết quả cao trong quy trình hỗ trợ chữa trị""

ho-tro

Nhận ngay hỗ trợ MIỄN PHÍ từ phòng khám

Vui lòng để lại số điện thoại, bác sĩ tư vấn sẽ liên hệ với bạn ngay!

Bài viết liên quan

Nguyên nhân gây bìu xệ và cách chữa

Bìu thực chất là túi da mỏng, sẫm màu, làm nhiệm vụ chứa đựng, nâng đỡ và giữ nhiệt độ cần thiết cho quá...

Bị ngứa rát ở bìu

Tình trạng bị ngứa rát ở bìu sẽ không chỉ đơn thuần bắt nguồn từ các sai lầm trong đời sống sinh hoạt. Trên...

Bà bầu bị đau rát hậu môn phải làm sao?

Bà bầu bị đau rát hậu môn là tình trạng thường gặp ở sản phụ. Triệu chứng này có thể khởi phát do nhiều...

6 cách tăng ham muốn đàn ông không phải ai cũng biết

Rất nhiều người loay hoay đi tìm 6 cách tăng ham muốn đàn ông? Như bạn cũng đã biết, quan hệ tình dục là...

Cách kéo dài thời gian yêu ở nam giới

Cách kéo dài thời gian yêu ở nam giới

Bên cạnh việc tuân thủ các phương pháp điều trị từ các bác sĩ chuyên khoa thì tìm hiểu cách kéo dài thời gian...

Điều trị bệnh lậu

Điều trị bệnh lậu

Điều trị Bệnh Lậu càng sớm, hiệu quả sẽ càng cao, ngược lại nếu chủ quan không thăm khám và chữa trị bệnh sớm,...

Bản quyền thuộc Phòng khám Đa khoa 52 Nguyễn Trãi

Gia Hân đã đặt khám online

Click đặt hẹn ngay hôm nay

phút trước